Cải thiện công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng huyết áp ở Indonesia, Myanmar và Việt Nam

|
Cải thiện công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng huyết áp ở Indonesia, Myanmar và Việt Nam

Bài học từ giai đoạn nghiên cứu hồi cứu

Các chính phủ của 03 quốc gia Indonesia, Myanmar và Việt Nam đã có những cam kết hành động để giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm và đã có những chính sách được sử dụng để hiện thực hóa cam kết này. Các bộ hướng dẫn đã được xây dựng và các chương trình phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm cũng đã được thiết kế ở cả ba quốc gia, tuy nhiên các nhóm dân cư chưa thực sự tiếp cận và sử dụng các chương trình này  (đặc biệt là đối với đàn ông và người trẻ). Chất lượng các chương trình chưa đủ tốt, bởi các nhà cung cấp dịch vụ ở cấp cộng đồng và cấp y tế cơ sở không có đủ năng lực chuyên môn. Chưa có nhiều sự hợp tác giữa các nhóm trong cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Các chính phủ ở Indonesia, Myanmar và Việt Nam có thể đã có những cam kết về giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm, nhưng trên thực tế thì nguồn lực còn hạn chế, thiếu nhâ lực y tế, và thuốc men cũng chưa được cung cấp đầy đủ.

Các nghiên cứu đã được thực hiện ở cả ba quốc gia, nhưng chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của chương trình về mặt tác động và cả mặt chi phí.

 

Mục tiêu của các can thiệp trong khuôn khổ dự án SUNI-SEA

Dự án SUNI-SEA có các mục tiêu sau:

  • Có nhiều người hơn nhận thức được về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, tăng huyết áp hoặc hút thuốc lá/thuốc lào: đạt chỉ tiêu 90% người dân sẽ tới khám sàng lọc ở các địa bàn mục tiêu;
  • Có nhiều người hơn được nhận những chẩn đoán chính xác ở giai đoạn sớm: đạt chỉ tiêu 90% những người được xác định là có nguy cơ cao sau quá trình sàng lọc được chuyển đến khám ở các cơ sở y tế ban đầu;
  • Có nhiều người bệnh hơn được điều trị đúng cách: đạt chỉ tiêu 90% người bệnh tuân thủ điều trị (bao gồm cả việc tuân thủ về các lời khuyên trong lối sống) đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Các hoạt động của SUNI-SEA tập trung vào các điểm sau:

  1. Cung cấp nhiều dịch vụ hơn: tăng cường các hoạt động về sức khỏe tại các nhóm cộng đồng (Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau), bổ sung các phòng khám bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, từ đó nâng cao cơ hội cho người dân được chẩn đoán và điều trị;
  2. Tiếp cận đến nhiều người hơn: thu hút nhiều hơn nam giới và người trẻ tới khám sàng lọc và tham gia vào các hoạt động nâng cao sức khỏe;
  3. Nâng cao chất lượng dịch vụ: tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tại các chương trình dựa vào cộng đồng, xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ (từ giáo dục sức khỏe cho tới chăm sóc sức khỏe lâm sàng).

 

Các hoạt động tại cộng đồng

Tác động từ các hoạt động của SUNI-SEA tại các cộng đồng bao gồm (liên quan tới các mục tiêu 90-90-90)::

  • Nâng cao nhận thức và giảm thiểu rủi ro (thông qua sàng lọc và nâng cao sức khỏe)
  • Cải thiện công tác điều trị (thông qua các can thiệp lối sống và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng để tuân thủ điều trị)

Kết quả từ các hoạt động của SUNI-SEA đối với thành viên và cộng đồng bao gồm:

  • Thay đổi trong hành vi cá nhân (thực hiện phòng ngừa tốt hơn và nâng cao sức khỏe, tham gia khám sàng lọc thường xuyên hơn, tuân thủ tốt hơn các biện pháp điều trị)
  • Hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong các nhóm (ở Việt Nam và Myanmar – có nhiều nhóm hỗ trợ lẫn nhau hơn trong các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau; ở Indonesia – có nhiều nhóm Posbindu hơn)
  • Hỗ trợ nhiều hơn cho những người dễ bị tổn thương nhưng không có khả năng chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ.

Các kết quả gián tiếp của dự án SUNI-SEA sẽ thông qua hoạt động của các tình nguyện viên được đào tạo (tại các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau hoặc các cán bộ Posbindu):

  • Giáo dục sức khỏe và khuyến khích các thành viên trong cộng đồng
  • Tầm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp
  • Chuyển tuyến tới các cơ sở y tế nếu có nguy cơ cao
  • Giám sát các hoạt động tại cộng đồng, kết quả sàng lọc, các yếu tố nguy cơ, v.v.

Các hoạt động ban đầu của SUNI-SEA tại các cộng đồng bao gồm:

  • Thiết kế chương trình khám sàng lọc
  • Thiết kế và cải thiện các mô-đun đào tạo trong việc khám sàng lọc sức khỏe và giáo dục cho tình nguyện viên
  • Thiết kế hệ thống giám sát cho tình nguyện viên

Các hoạt động tại cơ sở chăm sóc ban đầu

Tác động từ các hoạt động của SUNI-SEA tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ bao gồm (liên quan tới các mục tiêu 90-90-90):

  • Nâng cao nhận thức (thông qua khám sàng lọc)
  • Cải thiện chẩn đoán về tăng huyết áp và tiểu đường (có thể thông qua việc chuyển tuyến đến tuyến y tế tiếp theo)
  • Cải thiện công tác điều trị (thông qua sử dụng thuốc và việc theo dõi thường xuyên)

Kết quả từ các hoạt động của SUNI-SEA là sự cải thiện trong mức độ hài lòng của bệnh nhân và sự phối hợp với các hoạt động y tế tại cộng đồng.

Các kết quả gián tiếp của dự án SUNI-SEA sẽ thông qua hoạt động của các nhân viên tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu (tại các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau hoặc các cán bộ Posbindu:

  • Sàng lọc những người đến khám tự phát hoặc những người được giới thiệu lên từ các chương trình y tế cộng đồng
  • Điều trị dựa theo các tiêu chuẩn của quốc gia (hoặc chuyển lên tuyến cao hơn trong hệ thống)
  • Giám sát tất cả các hoạt động trong công tác phòng chống và kiểm soát bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở
  • Tương tác với các tình nguyện viên tại cộng đồng để hướng dẫn và thực hiện kiểm soát chất lượng các hoạt động tại cộng đồng
  • Tham khảo với các nhóm cộng đồng về các can thiệp lối sống

Các hoạt động ban đầu của SUNI-SEA tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm:

  • Sửa đổi các hướng dẫn và quy trình tiêu chuẩn
  • Thiết kế và cải tiến các hợp phần đào tạo về chẩn đoán và điều trị
  • Sửa đổi hệ thống giám sát cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu