Effectiveness

Home / Project / Effectiveness

Hiệu quả của can thiệp phòng ngừa và quản lý tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Nhóm công việc này sẽ xác định một tập hợp các can thiệp dựa trên bằng chứng và các chiến lược mở rộng để phòng ngừa và quản lý tăng huyết áp và bệnh tiểu đường ở ba quốc gia thuộc địa bàn dự án.

Phân tích các yếu tố bối cảnh góp phần đảm bảo tính công bằng, tính nhạy bén về giới tính và dân số, tính an toàn, khả thi và hiệu quả của các dịch vụ liên quan đến các BKLN trong các hệ thống y tế. Các hệ thống này phải đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và lấy người bệnh làm trung tâm (cấp vi mô). Gói công việc này chịu trách nhiệm phân tích sự kết hợp của các thành phần cốt lõi và các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các chương trình dựa vào cộng đồng và các chương trình tại cơ sở y tế ban đầu. Đây là một việc làm rất cần thiết để xây dựng một chiến lược quốc gia thành công (cấp trung mô). Ở cấp độ vĩ mô, nhóm công việc này sẽ phân tích các chiến lược mở rộng hiệu quả nhất kể cả khi môi trường thay đổi trong cộng đồng, tổ chức và chương trình.

Nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn của nghiên cứu như sau:

Giai đoạn A: nghiên cứu hồi cứu 

  • Đánh giá tài liệu khoa học và các tài liệu tại các quốc gia và địa phương liên quan về những phát hiện của các nghiên cứu so sánh và các báo cáo dựa trên bằng chứng có liên quan;
  • Bắt đầu các cuộc họp của các đơn vị liên quan để thông báo và lấy ý kiến ​​của tất cả các đơn vị ở mỗi quốc gia;
  • Mô tả chi tiết về các chương trình, can thiệp, bối cảnh, thành tựu và thách thức nổi bật thông qua đánh giá tài liệu và phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung; bên cạnh đó phân tích dữ liệu hiện có nếu khả thi.
  • Đánh giá và phân tích các hệ thống giám sát của các chương trình và chỉ số được sử dụng dựa trên các khung khái niệm đã được công bố trước đó; có thể thực hiện một số phỏng vấn với nhân viên cơ sở y tế và khảo sát Delphi;

Cấp độ trung mô 

  • Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các can thiệp dựa vào cộng đồng và các can thiệp tại cơ sở chăm sóc sức khỏe thông qua hồi cứu tài liệu, quan sát và phỏng vấn
  • Phân tích quá trình theo dõi sau sàng lọc và tuân thủ điều trị, trong trường hợp không có sự hợp tác giữa y tế cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Cấp độ vĩ mô 

  • Đánh giá các kế hoạch và dự định nhân rộng (lý thuyết, thực tế, tài chính)
  • Đánh giá hiệu quả của việc nhân rộng thông qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung.

Giai đoạn B: đánh giá ban đầu; cuộc họp các bên liên quan để thảo luận về các đề xuất điều chỉnh 

Giai đoạn này sẽ cho phép điều chỉnh kế hoạch ban đầu. Kết quả hồi cứu ở mọi cấp độ sẽ được trình bày và thảo luận. Các quyết định then chốt sẽ được đưa ra để cải thiện các can thiệp, các hoạt động nhân rộng và các chỉ số theo dõi.

Giai đoạn C: nghiên cứu tiến cứu 

Cấp độ vi mô 

  • Tích hợp các cải cách trong kế hoạch chương trình và hệ thống giám sát; tiếp tục phát triển một kế hoạch chiến lược nhằm mở rộng chương trình ở mỗi quốc gia
  • Tăng cường các nhóm cộng đồng (hình thành các nhóm mới, hoặc nâng cao kiến ​​thức và hoạt động của các nhóm) và các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua nâng cao năng lực cho nhân viên y tế
  • Tiếp tục thực hiện mở rộng quy mô và giám sát tiêu chuẩn thông qua các đơn vị thực hiện, dựa trên tư vấn của tất cả các đối tác nghiên cứu.

Cấp độ trung mô 

  • Cải thiện các kế hoạch nghiên cứu dựa trên giai đoạn B; tích hợp các chỉ số về hiệu quả phối hợp giữa các chương trình nhân rộng dựa vào cộng đồng và các chương trình tại cơ sở y tế.
  • Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các chương trình nhân rộng dựa vào cộng đồng và các chương trình tại cơ sở y tế trong quá trình mở rộng chương trình đã được cải thiện thông qua phân tích dữ liệu, quan sát và phỏng vấn. Bằng chứng về hiệu quả phối hợp sẽ bao gồm nhận biết sớm các rủi ro, sàng lọc hiệu quả, tiếp nhận và tuân thủ điều trị.

Cấp độ vĩ mô 

  • Tiếp tục đánh giá quá trình nhân rộng các chương trình can thiệp bằng cách áp dụng các kinh nghiệm trung gian về hiệu quả và chất lượng, dựa trên phân tích dữ liệu và các cuộc phỏng vấn.
  • Đánh giá hiệu quả của việc nhân rộng liên quan bằng cách phỏng vấn lại các đối tượng phỏng vấn đã thực hiện trong giai đoạn A, phân tích dữ liệu hiện có (báo cáo tiến độ và biên bản cuộc họp), phỏng vấn các bên liên quan nòng cốt và các nhóm tập trung.

Giai đoạn D: Rút ra bài học cho chính sách; cuộc họp tổng kết với các bên liên quan 

Trong một cuộc họp tổng kết quốc tế với tất cả các bên liên quan đại diện cho tất cả các cấp (cấp vi mô, trung mô và vĩ mô), các phát hiện sẽ được trình bày, thảo luận và chia sẻ với các cơ quan quốc tế liên quan. Các bài học nổi bật sẽ được rút ra cho chính sách và thực tiễn nhằm thực hiện nhân rộng hiệu quả của các can thiệp liên quan đến BKLN. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thiện và công bố.

Trưởng nhóm công việc:
Tiến sĩ Jeanet Landsman
Trung tâm y tế đại học Groningen
Email: j.a.landsman@umcg.nl