Cost-effectiveness

Home / Project / Cost-effectiveness

Tính chi phí – hiệu quả của các can thiệp phòng ngừa và quản lý tăng huyết áp và bệnh tiểu đường

Mục đích của gói công việc này là để thực hiện phân tích tính chi phí – hiệu quả cho các can thiệp đang diễn ra và của toàn bộ các chương trình nhân rộng nhằm phòng ngừa và quản lý tăng huyết áp và tiểu đường ở Việt Nam, Myanmar và Indonesia. Nó sẽ xác định sự khác biệt về chi phí hiệu quả giữa các nhóm đối tượng khác nhau dựa trên giới tính, độ tuổi và thu nhập cũng như các yếu tố quan trọng quyết định thành công trong việc đạt được hiệu quả phối hợp giữa các nhóm cộng đồng và các cơ sở y tế trong quá trình nhân rộng. Phân tích sẽ xác định rõ ràng sự tác động của việc thay đổi các môi trường đến cộng đồng, cơ quan và chương trình. Một cách tiếp cận có tính chi phí – hiệu quả sẽ được sử dụng để đánh giá cách các quỹ chăm sóc sức khỏe có thể được sử dụng để đạt được tác động tích cực tối đa đến kết quả sức khỏe.

Trong các phường hợp phù hợp, dự án SUNI-SEA tuân theo phương pháp phân tích chi phí-hiệu quả tổng quát dựa trên Hướng dẫn của WHO về Phân tích chi phí-hiệu quả – một tài liệu mô tả cách đánh giá và so sánh các can thiệp khác nhau dựa trên hiệu quả về chi phí và hiệu quả sức khỏe, bằng cách ước tính chi phí, các khoản tiết kiệm và mức độ cải thiện sức khỏe trong khoảng thời gian dài nhất có thể. Phương pháp này được sử dụng để tăng cường khả năng so sánh các đánh giá cho từng can thiệp và cho từng quốc gia (để phân tích toàn bộ chương trình nhân rộng). Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng hai phương pháp khác nhau cho phép so sánh giữa bối cảnh có can thiệp / chương trình nhân rộng và bối cảnh “tự nhiên”, còn được gọi là cách tiếp cận mô hình hóa và cách tiếp cận so sánh khu vực-thế giới. Trong hoàn cảnh cho phép, phân tích chi phí – hiệu quả của nhóm chương trình can thiệp sẽ dựa trên phân tích chuyên sâu các dữ liệu liên quan có sẵn thông qua các hệ thống thu thập dữ liệu hiện có ở ba quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống thu thập dữ liệu cũng sẽ được cải thiện và mở rộng thông qua việc hợp tác với với các bên liên quan, qua đó tạo thêm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả chi phí của toàn bộ chương trình nhân rộng. Trong tất cả các giai đoạn đánh giá, dự án cũng sẽ xem xét các mục tiêu khác của hệ thống y tế như các khía cạnh về giới tính và công bằng trong Đánh giá hệ thống tổng thể dựa trên các định nghĩa và ưu tiên của WHO.

Nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn của nghiên cứu như sau:

Giai đoạn A: Nghiên cứu hồi cứu các can thiệp hiện có và thực hiện nhân rộng ban đầu

  • Tiến hành phân tích chuyên sâu các dữ liệu có liên quan và phân tích hồi cứu (trước khi tăng quy mô) tính chi phí-hiệu quả của nhóm các biện pháp can thiệp ở ba quốc gia. Dữ liệu liên quan đến các biện pháp này sẽ được thu thập từ các đơn vị chủ quản các chương trình khác nhau cũng như từ các cơ quan có liên quan có dữ liệu về các kế hoạch y tế trong giai đoạn này.

Giai đoạn B: Đánh giá ban đầu

  • Kết quả của phân tích tính chi phí-hiệu quả của các can thiệp khác nhau sẽ được trình bày cho các bên liên quan nòng cốt. Nhóm sẽ quyết định các cách nhân rộng can thiệp ở cấp quốc gia và những thay đổi nào (nếu có) sẽ được kết hợp. Phương pháp được sử dụng để đánh giá chi phí-hiệu quả của toàn bộ quy trình nhân rộng cũng sẽ được quyết định. Hệ thống giám sát và đăng ký để thu thập dữ liệu tiến cứu sẽ được thảo luận, lựa chọn và sau đó được thiết kế chi tiết.

Giai đoạn C: Nghiên cứu tiến cứu cải thiện chương trình nhân rộng và phương pháp theo dõi

  • Trong đánh giá tiếp theo, tất cả các chương trình y tế có quy mô, các biện pháp chi phí-tiện ích và chi phí-hiệu quả sẽ được phân tích. Hệ thống giám sát và đăng ký sẽ được thiết lập và bắt đầu thu thập dữ liệu. Quá trình này sẽ sử dụng cả hai hệ thống: hệ thống quan sát và hệ thống thử nghiệm (khi thích hợp).

Giai đoạn D: Rút ra bài học cho chính sách

  • Các nghiên cứu viên sẽ trình bày kết quả phân tích tại cuộc họp các bên liên quan. Kết quả sẽ được thảo luận và tác động tiềm năng được xem xét tỉ mỉ. Các mức độ tác động khác nhau sẽ được phân tích: độ bao phủ của chương trình nhân rộng, xu hướng của các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và các biến chứng liên quan, chi phí chăm sóc sức khỏe tương ứng, tuổi thọ được điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật (DALYs) và tuổi thọ được điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống (QALYs ), và tác động công bằng/phân phối.
  • Nhận xét/cập nhật hướng dẫn hiện hành của WHO để phân tích tính chi phí-hiệu quả sẽ được thực hiện.

Lãnh đạo gói công việc:
Prof Robert Lensink
Faculty of Economics and Business, University of Groningen
Phone:
+31 50 36 33712 / +31 50 36 33685 (Secretary)
Email:  b.w.lensink@rug.nl