Bối cảnh
Indonesia là một quần đảo nằm ở Đông Nam Á, bao gồm hàng ngàn đảo, với năm hòn đảo lớn chính: Java, Sumatra, Sulawesi, Kalimantan và Papua. Dân số năm 2016 ước tính là 261,1 triệu người. Đảo Java có dân số lớn nhất ở Indonesia (chiếm 57% tổng dân số). Indonesia đang phải đối mặt với sự chuyển đổi dịch tễ học trong đó BKLN ngày càng trở nên quan trọng, trong khi các bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm một phần đáng kể trong gánh nặng bệnh tật.
Năm 2018, BKLN được ước tính là nguyên nhân của 73% tổng số ca tử vong (35% do bệnh tim mạch, 12% do ung thư, 6% do bệnh hô hấp mãn tính, 6% do bệnh tiểu đường và 14% do các BKLN khác). Các yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm tăng huyết áp, hút thuốc và tăng cholesterol máu. Tỷ lệ tăng huyết áp cao ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở nam và nữa lần lượt là 21% và 23%.
Chính sách y tế
Để đối phó với gánh nặng ngày càng tăng của các BKLN, Bộ Y tế đã thành lập Tổng cục về các bệnh không truyền nhiễm để phụ trách và quản lý công tác phòng chống BKLN trong nước. Các chương trình về BKLN chủ yếu là những nỗ lực phòng ngừa, bao gồm truyền thông sức khỏe để nâng cao nhận thức cộng đồng, hình thành các nhóm nhận thức về sức khỏe dựa vào cộng đồng, cũng như sàng lọc sớm. Indonesia cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất (khoảng 44% người Indonesia trưởng thành). Một số chính sách về kiểm soát thuốc lá đã được thực hiện như thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn đối với thuốc lá, giới thiệu những địa điểm công cộng không khói thuốc, quy định chặt chẽ hơn về quảng cáo thuốc lá, và quy định cụ thể về đóng gói và dán nhãn đối với các sản phẩm thuốc lá.
Để cải thiện công tác phòng ngừa và nâng cao sức khỏe, Bảo hiểm y tế xã hội quốc gia (BPJS Health) đã kết hợp sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, đái tháo đường tuýp 2 và tăng huyết áp vào chương trình. Ngoài ra, bắt đầu từ đầu năm 2014, BPJS Health phối hợp với Quỹ Ung thư Indonesia đã phát động Chương trình hành động Quốc gia về Phát hiện sớm Ung thư Cổ tử cung. BPJS Health cung cấp dịch vụ sàng lọc tại Puskesmas (trung tâm y tế ban đầu) bằng cách sử dụng xét nghiệm Pap smears và VIA. Hơn 50% dân số hiện đang được hưởng chương trình bảo hiểm y tế này. Chính phủ đặt mục tiêu đạt được hệ thống bảo hiểm y tế xã hội bao phủ toàn dân vào năm 2019.
Địa bàn nghiên cứu
Tại Indonesia, nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành tại ba tỉnh – Trung Java, Đông Java và Bắc Sumatra. Những tỉnh này nằm trong số chín tỉnh ưu tiên phòng chống các bệnh không lây nhiễm dựa trên gánh nặng bệnh tật. Thông tin chi tiết tại từng tỉnh như sau:
- Trung Java: Tỉnh có diện tích 32.801 km2 chiếm khoảng 28,9% tổng diện tích của Java. Dân số tỉnh là 33,8 triệu người theo số liệu của Cuộc khảo sát liên ngành năm 2015.
- Đông Java: Tỉnh có diện tích 47.800 km2. Dân số tỉnh năm 2015 là 38,8 triệu người, và là tỉnh đông dân thứ hai của Indonesia. Trung tâm tỉnh là Surabaya, thành phố lớn thứ hai ở Indonesia và là một trung tâm công nghiệp lớn.
- Bắc Sumatra: Bắc Sumatra có diện tích 72.981 km2. Đây là tỉnh đông dân nhất Indonesia ngoài Java, với 13,9 triệu dân vào năm 2015.
Bên cạnh đó, giai đoạn nghiên cứu tiến cứu/triển khai sẽ được triển khai tại hai tỉnh Trung Java và Đông Java.
Hệ thống / cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trong hệ thống y tế của Indonesia, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu được định nghĩa là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp bởi một nhân viên y tế và có khả năng tiếp cận tại các đơn vị y tế cơ sở. Puskesmas hay các trung tâm y tế ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh chương trình Chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) tại Indonesia hay chương trình JKN, với tư cách là đơn vị “gác cổng” cho các trường hợp cần sự chăm sóc y tế cũng như các nỗ lực y tế công cộng. Puskesmas thực hiện một gói các dịch vụ và nhiệm vụ toàn diện bao gồm các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi chức năng, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe được cung cấp trong cơ sở y tế và thông qua các chương trình tiếp cận cộng đồng. Puskesmas tập trung vào sáu lĩnh vực dịch vụ thiết yếu: tăng cường sức khỏe; kiểm soát bệnh tật, bao gồm tiêm chủng và giám sát; xe cứu thương; sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; dinh dưỡng cộng đồng; và sức khỏe môi trường, bao gồm cả nước và vệ sinh. Puskesmas hoạt động như một phương án tiếp nối từ Posbindu, một chương trình phòng ngừa BKLN dựa vào cộng đồng, trong trường hợp có bệnh nhân cần điều trị chuyên sâu hơn.
Các dịch vụ cơ bản này có thể được phân tách thành các chương trình cụ thể dựa trên nhu cầu địa phương. Mặc dù tất cả các Puskesmas được yêu cầu cung cấp các dịch vụ hoặc thực hiện các chương trình này, sự sẵn có của các dịch vụ thường phụ thuộc vào sự sẵn có của nhân viên y tế. Trung bình, mỗi Puskesmas phục vụ khoảng 30.000 cá nhân, nhưng số lượng có xu hướng thấp hơn ở khu vực nông thôn. Bên ngoài Java, dân số lưu vực trung bình nhỏ hơn, nhưng ở các khu vực lưu vực lớn hơn thường Puskesmas sẽ phục vụ dân số lớn hơn.
Các dịch vụ dựa trên cộng đồng trong khu vực nghiên cứu
At the village level, Puskesmas have developed community-based integrated coaching posts named Posbindu (Pos binaan terpadu or integrated development post of NCD). The main goal of Posbindu activities is to increase community participation in prevention and early detection of risk factors for NCDs, targeting all individuals aged 15 years or older. Furthermore, Posbindu aims to provide counselling and other efforts to avoid the occurrence of communities at risk of NCDs. For people at risk, Posbindu intends to recognise existing risk factors and make efforts to reduce the number and intensity of these risk factors to prevent the development of NCDs. Also, Posbindu aims to control and maintain optimal health of patients with NCDs both through preventive (such as counseling) and curative efforts, by strengthening the Posbindu referral system to Puskesmas.
Ở cấp thôn làng, Puskesmas đã phát triển các đơn vị được huấn luyện tích hợp dựa trên cộng đồng có tên Posbindu (Pos binaan terpadu hoặc Chương trình phát triển tích hợp các BKLN). Mục tiêu chính của các hoạt động Posbindu là tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phòng ngừa và phát hiện sớm các yếu tố rủi ro đối với BKLN, nhắm vào tất cả các cá nhân từ 15 tuổi trở lên. Hơn nữa, Posbindu nhằm mục đích cung cấp tư vấn và các hoạt động khác để tránh sự xuất hiện của các cộng đồng có nguy cơ mắc BKLN. Đối với những người có nguy cơ, Posbindu dự định sẽ phát hiện các yếu tố rủi ro hiện có và nỗ lực giảm số lượng và cường độ của các yếu tố rủi ro này để ngăn chặn sự phát triển của BKLN. Ngoài ra, Posbindu nhắm tới kiểm soát và duy trì sức khỏe tối ưu của bệnh nhân mắc BKLN thông qua các biện pháp phòng ngừa (như tư vấn) và các nỗ lực chữa bệnh, bằng cách củng cố hệ thống chuyển tuyến từ Posbindu tới Puskesmas.
Các yếu tố nguy cơ về BKLN cụ thể được kiểm soát trong các dịch vụ Posbindu bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, gút, hen suyễn, đột quỵ, béo phì (thừa cân), sỏi thận và những bệnh khác. Các chương trình Posbindu có thể được tích hợp vào các hoạt động cộng đồng khác như các chương trình trong trường học, cơ quan và nhà dân.
Đối tác triển khai
Đại học Sebelas Maret (UNS) hỗ trợ triển khai tất cả các gói công việc tại Indonesia. UNS đóng vai trò là điều phối viên quốc gia cho Indonesia và sẽ lãnh đạo công việc nghiên cứu ở Indonesia với sự hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác liên quan ở Indonesia, Bộ Y tế và BPJS Health.