Địa bàn dự án và tiêu chí lựa chọn địa bàn
Tại Indonesia, Myanmar và Việt Nam, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (BKLN) đã đạt tới 68% – 77% tổng số ca tử vong, và gánh nặng bệnh tật do các BKLN đang gia tăng. Hiện tại, chỉ có một phần ba số người có nguy cơ bị tăng huyết áp và bệnh tiểu đường thực sự được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đồng nghĩa với việc tồn tại một khoảng trống lớn về nhu cầu chăm sóc và điều trị các BKLN chưa được đáp ứng ở ba quốc gia này.
Nếu tất cả những người có nguy cơ được tiếp cận với các dịch vụ y tế phù hợp sẽ dẫn đến giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, và đem lại tiềm năng kinh tế lớn hơn thông qua việc đầu tư hợp lí vào phòng ngừa và điều trị các BKLN.
Nghiên cứu của SUNI-SEA được thiết kế để đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu xác thực và toàn diện. Các tiêu chí lựa chọn địa bàn nghiên cứu bao trùm được các đặc điểm về dịch tễ và nhân khẩu học. Ở mỗi quốc gia, dự án đã lựa chọn các địa bàn nghiên cứu bao gồm cả vùng thành thị và vùng nông thôn. Các khu vực được lựa chọn là những nơi có nguy cơ cao mắc các BKLN, có bao gồm các nhóm dân số thiểu số và nhóm dân số có nhu cầu đặc biệt.
Các khu vực/tỉnh thành được chọn phải có dân số khoảng 2,5-3 triệu người. Địa bàn nghiên cứu bao gồm từ hai đến ba quận/huyện trong một tỉnh.
Ba nước đã chọn các khu vực có sự liên kết giữa các dịch vụ y tế công với các nhóm cộng đồng hoặc các dịch vụ y tế dựa vào cộng đồng, ví dụ như các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (ISHC) tại Việt Nam, các Nhóm hòa nhập Tự giúp nhau (ISHG) ở Myanmar và Posbindu ở Indonesia.