Vietnam

Home / Sites / Vietnam

Bối cảnh

Là một quốc gia đang phát triển và trải qua quá trình dịch chuyển dịch tễ học nhanh chóng, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng đáng kể về các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Trong giai đoạn 1970-1990, BKLN chưa thực sự là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn tại Việt Nam; tuy nhiên, đến nay đã có những thay đổi đáng kể trong mô hình bệnh tật và BKLN đã vượt qua các bệnh truyền nhiễm để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong. Theo số liệu hành chính thường kỳ, tỷ lệ nhập viện liên quan đến các BKLN đã tăng từ 39% năm 1986 lên 62% vào năm 2012, trong khi tử vong do các BKLN tăng từ 41% tổng số ca tử vong năm 1986 lên 68% vào năm 2012.

Nghiên cứu đầu tiên ước tính gánh nặng bệnh tật của Việt Nam cho thấy các BKLN đóng góp phần lớn (71%) tổng gánh nặng bệnh tật, tương đương 12,3 triệu năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALYs). BKLN đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng điển hình ở Việt Nam, và phần lớn số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật bị mất đi là do bốn nhóm BKLN lớn. Các nhóm BKLN này bao gồm bệnh tim mạch (BTM), ung thư, tiểu đường và bệnh phổi mãn tính, đã được hệ thống y tế tại Việt Nam đặc biệt chú ý.

group exercise in communityTăng huyết áp là tình trạng mạn tính, là yếu tố then chốt về trao đổi chất có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các BTM (WHO, 2013a). Ở Việt Nam, tăng huyết áp là một trong những tình trạng mạn tính phổ biến nhất trong dân số. Những phát hiện từ ba cuộc điều tra quốc gia khác nhau trong các năm 2001-2002, 2005 và 2008 đã cho thấy sự gia tăng đáng kể dân số mắc tăng huyết áp trong cộng đồng. Trong Khảo sát Y tế Quốc gia Việt Nam 2001-2002, 16,9% dân số được phát hiện mắc bệnh cao huyết áp. Con số này đạt 20,7% trong Khảo sát thừa cân người lớn quốc gia năm 2005 và sau đó tăng lên 25,1% trong năm 2008. Các nghiên cứu quy mô nhỏ cũng cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tương tự, dao động từ 16% đến 27,3%.

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin mà nó sản xuất đúng cách (tiểu đường tuýp 2). Tại Việt Nam, nghiên cứu quốc gia về gánh nặng bệnh tật cũng chỉ ra rằng bệnh tiểu đường chiếm 3% tổng số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm, đặc biệt là ở phụ nữ. Kết quả từ hai cuộc điều tra quốc gia cho thấy tỷ lệ dân số mắc bệnh tiểu đường là 2,7% năm 2002 và tăng gấp đôi lên 5,4% vào năm 2012. Tỷ lệ mắc bệnh tiền đái tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên 12,8% vào năm 2012. Ước tính sẽ có là 3,42 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030, tương ứng với mức tăng hàng năm là 88.000 người.

Chính sách y tế

Tại Việt Nam, chương trình bảo hiểm y tế quốc gia được khởi xướng từ năm 1992 với mục đích cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của mọi người. Trong hơn 20 năm thực hiện chương trình bảo hiểm y tế, Việt Nam đã trải qua một số mốc quan trọng hướng tới Chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Vào tháng 10 năm 2017, chính phủ đã bắt đầu triển khai bảo hiểm y tế (theo Nghị quyết 20-NQ/TW) với mục tiêu đạt được độ bao phủ 80% vào năm 2018 và hy vọng đạt được độ bao phủ bảo hiểm 95% vào năm 2025 (bao phủ 95% trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn nhằm cung cấp các gói dịch vụ y tế cơ bản). Với đội ngũ nhân viên và nguồn lực đầy đủ, chăm sóc sức khỏe sẽ đến gần hơn với người dân và việc quản lý BKLN sẽ có sẵn mọi cộng đồng. Bằng cách tăng mức độ bao phủ của Bảo hiểm y tế, số người được tiếp cận với các dịch vụ liên quan đến BKLN sẽ tăng lên.

Chiến lược quốc gia về Phòng ngừa và Kiểm soát BKLN giai đoạn 2015-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2015, xác định rằng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) để quản lý BKLN là một trong những chiến lược chính để kiểm soát BKLN. Chiến lược này được triển khai tại Việt Nam nơi mà các bệnh nhân tăng huyết áp và tiểu đường có thể sử dụng các dịch vụ ngoại trú thông thường do các cơ sở CSSKBĐ cung cấp, bao gồm các cuộc khám đặt lịch hàng tháng, xét nghiệm chẩn đoán, thuốc và tư vấn, dựa trên việc tham gia bảo hiểm y tế của họ.

Địa điểm nghiên cứu

Ninh Bình và Hải Phòng được chọn là địa bàn nghiên cứu của dự án SUNI-SEA tại Việt Nam. Đây là hai tỉnh lân cận nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

Ninh BìnhHai Phong
Dân số (triệu người) 0,9822,352
Số quận8 quận (6 quận vùng nông thôn và 2 thành phố) 15 quận (8 quận vùng nông thôn và 7 quận vùng thành thị)
% dân số nông thôn79% 50%
Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu
a. Tuyến quận/huyện: (một chức năng so với hai chức năng) b. Tuyến xã/phường c. Cấp cộng đồnga. Hỗn hợp (6/8 quận/huyện có Trung tâm y tế hai chức năng) b. Trạm y tế xã c. Nhân viên y tế thôna. Hỗn hợp (5/12 quận/huyện có Trung tâm y tế hai chức năng) b. Trạm y tế xã c. Nhân viên y tế thôn
Có Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau hoạt động
Có chương trình BHYT tại Trạm y tế xã (TYT)Có (TYT đang trong quá trình tham gia)
Số quận được lựa chọn để thực hiện dự án4 (2 quận vùng thành thị và 2 quận vùng nông thôn) 3 (1 quận vùng thành thị và 2 quận vùng nông thôn)

Dịch tễ học và nhân khẩu học:

Ninh Bình và Hải Phòng là hai trong số những tỉnh đông dân nhất trong khu vực, với tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn lần lượt khoảng 79% và 50%. Mặc dù thực tế là không có dữ liệu cấp tỉnh về mức độ phổ biến của các BKLN thông thường, một số nghiên cứu quy mô nhỏ được thực hiện ở các tỉnh này cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan cao ở địa bàn 2 tỉnh này.

Hệ thống và cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu:

  • Mô hình hệ thống y tế huyện: Ở Việt Nam, nhiều huyện có Trung tâm y tế huyện (TTYT) hai chức năng thực hiện cả hai hoạt động chữa bệnh và phòng ngừa, trong khi một số các huyện khác có cả bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tổ chức rời rạc các cơ sở cấp huyện gây khó khăn trong việc hợp tác và phối hợp quản lý các trạm y tế xã (TYT) và thực hiện các hoạt động y tế địa phương. Do đó, sự sẵn có của các TTYT huyện hai chức năng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn các tỉnh này, bởi vì nó đảm bảo sự phối hợp hiệu quả cần thiết để cung cấp một chương trình tổng hợp và toàn diện về phòng ngừa, điều trị và quản lý BKLN trên địa bàn huyện.
  • Việc triển khai các dịch vụ chữa bệnh thuộc bảo hiểm y tế tại TYT xã: TYT là tuyến y tế công đầu tiên được chỉ định cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng. Tại Việt Nam, việc cung cấp điều trị thường xuyên BKLN mạn tính tại TYT theo chương trình bảo hiểm y tế được xác định là một trong những chiến lược then chốt nhằm chống lại gánh nặng bệnh tật cao. Ở hai tỉnh này, phần lớn các TYT đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ dựa trên bảo hiểm y tế.

Các dịch vụ dựa trên cộng đồng trong khu vực nghiên cứu:

Mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (ISHC) là một dự án can thiệp dựa vào cộng đồng, tập trung vào người cao tuổi, nhằm mục đích thúc đẩy sinh kế và vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng. Mô hình ISHC được phát triển bởi Tổ chức HelpAge International tại Việt Nam. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1533/QĐ-TTG, yêu cầu chính quyền địa phương cần phân bổ ngân sách cho việc thành lập ISHC trên toàn quốc; các tổ chức đoàn thể và các cơ quan địa phương như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ hoặc Hội Người cao tuổi sẽ đi đầu trong việc thực hiện Quyết định này. Hải Phòng và Ninh Bình là hai trong số những tỉnh tiên phong áp dụng mô hình. Mỗi tỉnh có số lượng ISHC tương đối lớn (Hải Phòng: 65 ISHC và Ninh Bình: 73 ISHC).

Trong chăm sóc sức khỏe, ISHC mang đến giải pháp cung cấp các hoạt động tăng cường sức khỏe thông qua sự phối hợp nhóm cộng đồng và các cơ sở y tế tại địa phương. Câu lạc bộ cũng thực hiện hoạt động chăm sóc tại nhà thông qua các tình nguyện viên, hoặc trong một số trường hợp có thể có nhân viên y tế được trả lương. Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu nơi các nhóm cộng đồng đã được thiết lập tốt là một nền tảng quan trọng để đảm bảo rằng cả nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu tiến cứu sẽ được phát triển và nhân rộng một cách thống nhất.

Đối tác triển khai

Các nhóm nghiên cứu chủ trì công việc tại Việt Nam bao gồm Viện Chính sách và Chiến lược Y tế, Đại học Y Dược Thái Nguyên và HelpAge International (văn phòng tại Việt Nam). Nhóm sẽ làm việc phối hợp với Bộ Y tế và các ban ngành liên quan như Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng như chính quyền địa phương bao gồm Sở Y tế tỉnh và các ban hội tại cộng đồng (ví dụ: Hội Người cao tuổi).

Nguồn tài liệu:
Vietnam Ministry of Health, Health statistics yearbook 2013. 2014, Hanoi: Medical Publishing House.
Ngo, D.A., et al., Mortality patterns in Vietnam, 2006: Findings from a national verbal autopsy survey. BMC Research Notes, 2010. 3(1): p. 78.
Vietnam Ministry of Health and Health Partnership Group, Joint Annual Health Review 2014: Strengthening prevention and control of non-communicable disease, in Joint Annual Health Review. 2015, Vietnam Ministry of Health: Hanoi.
World Health Organization, Global action plan for the prevention and control of noncommunicable diseases 2013-2020. 2013, World Health Organization: Geneva.
Vietnam Ministry of Health, Vietnam national health survey 2001–2002. 2003, Vietnam Ministry of Health: Hanoi.
Do, H.T., et al., National prevalence and associated risk factors of hypertension and prehypertension among Vietnamese adults. Am J Hypertens, 2015. 28(1): p. 89-97.
Son, P.T., et al., Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam – Results from a national survey. J Hum Hypertens, 2012. 26(4): p. 268-80.
Minh, H.V., et al., Risk factors for chronic disease among rural Vietnamese adults and the association of these factors with sociodemographic variables: Findings from the WHO STEPS survey in rural Vietnam, 2005. Preventing Chronic Disease, 2007. 4(2): p. A22.
Pham, L.H., et al., Prevalence of risk factors for non-communicable diseases in the Mekong Delta, Vietnam: Results from a steps survey. BMC Public Health, 2009. 9(291).
Duc, H.A., et al., Prevalence, awareness, treatment, and control of high blood pressure: A population-based survey in Thai Nguyen, Vietnam. PLoS ONE, 2013. 8(6).
Nhung, N.T.T., et al., Estimation of Vietnam national burden of disease 2008. Asia-Pacific Journal of Public Health, 2013. 20(10): p. 1-9.
National Hospital of Endocrinology, National program on diabetes control and prevention. 1st ed. 2002, Hanoi: Medical Publisher.
National Hospital of Endocrinology, National program on diabetes control and prevention 2nd ed. 2012, Hanoi: Medical Publisher.
Shaw, J.E., R.A. Sicree, and P.Z. Zimmet, Global estimates of the prevalence of diabetes for 2010 and 2030. Diabetes Research and Clinical Practice, 2010. 87(1): p. 4-14.