Global NCD instruments

Home / Project / Global NCD instruments

Các hướng dẫn và công cụ toàn cầu áp dụng trong các chương trình nhân rộng

Nhóm công việc “Các công cụ quản lý BKLN toàn cầu” sẽ cung cấp năng lực cho các chuyên gia trong các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và các tổ chức cộng đồng nơi thực hiện các hoạt động phòng ngừa. Nó sẽ đánh giá việc thực hiện nghiên cứu các mô đun đào tạo hiện có và các hướng dẫn lâm sàng, và điều phối các hoạt động giáo dục, dựa trên các hướng dẫn lâm sàng và các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất nhất được quốc tế công nhận.

Chúng tôi sẽ phát triển một quy trình các bước được thiết kế để thu thập thông tin liên quan sẵn có tại từng địa bàn nghiên cứu. Những dữ liệu này (bao gồm các hướng dẫn phát hiện và điều trị các BKLN trọng tâm của dự án SUNI-SEA) sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế. Tài liệu được đánh giá ngang hàng cũng sẽ được đưa ra trong quá trình đánh giá các hướng dẫn và phát triển lược đồ rủi ro tiếp theo.

Trong quá trình này, chúng tôi hướng đến việc nhận thức được các vấn đề cục bộ cụ thể theo bối cảnh, ví dụ, các thách thức liên quan đến tính sẵn có hoặc quá trình bảo trì của thiết bị cần thiết để phát hiện các vấn đề sức khỏe mục tiêu.

Nhóm công việc 3 nhằm cải thiện và kiểm tra các hướng dẫn và công cụ để tăng cường phòng ngừa và quản lý tăng huyết áp và bệnh tiểu đường trên toàn thế giới bằng cách:

  • xem xét các yếu tố thành công quan trọng liên quan đến tính bền vững của việc nhân rộng các chương trình dựa vào cơ sở y tế cơ sở và các chương trình dựa vào cộng đồng toàn diện (cấp vi mô);
  • chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Indonesia, Myanmar và Việt Nam để triển khai các can thiệp NCD rộng hơn với sự phối hợp tối ưu giữa các chương trình quản lý và phòng ngừa trên toàn thế giới (cấp trung mô);
  • xem xét và cập nhật các công cụ đánh giá và nhân rộng toàn cầu, được công bố thông qua các cơ quan quốc tế (cấp vĩ mô).

Ở Indonesia, Myanmar và Việt Nam, các hướng dẫn, quy trình vận hành và hướng dẫn sử dụng cho quản lý và phòng ngừa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp đã được xây dựng, dựa trên bằng chứng quốc gia và quốc tế, ví dụ như “Gói can thiệp thiết yếu phòng chống bệnh không lây nhiễm (PEN)” của WHO. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ đo lường mức độ đáp ứng của các quy trình này so với mức độ phát triển của y học dựa trên bằng chứng hiện tại. Sau đó, nhóm sẽ thực hiện các công cụ toàn cầu, đào tạo nhân viên y tế và đo lường tác động của việc đào tạo. Những phát hiện mới này sẽ được kết hợp trong các công cụ quốc tế. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển các phương thức thức và quy tắc, dựa trên các hướng dẫn phù hợp.

Nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn của nghiên cứu như sau:

Giai đoạn A: Nghiên cứu hồi cứu – Đánh giá chương trình đào tạo tại địa phương, tài liệu giảng dạy và tuân thủ y học dựa trên bằng chứng

Cấp độ vi mô

  • Nghiên cứu sẽ tập trung vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng khám cộng đồng tại các khu vực được chọn. Bước đầu tiên, nhóm sẽ tiến hành lập bản đồ những hoạt động hiện tại và đánh giá mức độ tuân thủ các bằng chứng được quốc tế công nhận của các hoạt động này. Cấu phần quản lý cũng sẽ được nghiên cứu. Thành lập một kho lưu trữ các tài liệu nền để các cấp đều có thể truy cập.

Cấp độ trung mô

  • Các quy tắc và thực hành mẫu được đưa đến các cơ sở sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế.
  • Vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý lưu lượng bệnh nhân sẽ được nghiên cứu, qua đó xác định các lỗ hổng trong việc quản lý.

Cấp độ vĩ mô

  • Các chính sách y tế quốc gia sẽ được nghiên cứu để đánh giá các chính sách y tế dựa trên bằng chứng về BKLN, mức độ thực hiện các phương pháp dựa trên bằng chứng và xác định việc tuân thủ nguyên tắc lồng ghép Sức khoẻ trong mọi lĩnh vực Chính sách.

Giai đoạn B: Giai đoạn điều chỉnh – Sử dụng các công cụ toàn cầu trong thực tế 

Cấp độ vi mô

  • Nghiên cứu sẽ tiếp tục với việc điều chỉnh và tiếp tục thực hiện các công cụ dựa trên bằng chứng.

Cấp độ trung mô

  • Điều chỉnh và triển khai các công cụ dựa trên bằng chứng để kết hợp giữa hệ thống chính thức và không chính thức nhằm tạo ra sự phối hợp giữa 2 hệ thống.

Cấp độ vĩ mô

  • Việc điều chỉnh các hướng dẫn và các công cụ nhân rộng dựa trên bằng chứng khác sẽ được thảo luận và triển khai ở cấp quốc gia, có liên quan tới các cơ quan chính phủ cũng như phi chính phủ, như phòng y tế, phòng chăm sóc hoặc tương đương. Xây dựng bản dự thảo cho các tài liệu chính sách.

Giai đoạn C: Nghiên cứu tiến cứu – Thúc đẩy phát triển các công cụ hỗ trợ thực hiện các hướng dẫn phù hợp

  • Ở tất cả các cấp, nghiên cứu sẽ đánh giá tính hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề của việc quản lý tại địa phương ở các cơ sở y tế khi sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Trọng tâm là các công cụ đào tạo từ xa có sử dụng Hệ thống quản lý học tập, cũng như truy cập vào thư viện chứa các dữ liệu từ kho lưu trữ tài liệu. Ở cấp độ vi mô, một bộ đào tạo và các hoạt động giáo dục khác sẽ được thực hiện.

Giai đoạn D: Rút ra bài học cho chính sách

  • Các hướng dẫn, công cụ hoàn thiện sẽ được phát triển và so sánh với các Công cụ quốc tế mới nhất hiện có, và sẽ được công bố. Hệ thống quản lý học tập sẽ được công bố trên phạm vi quốc tế.

Trưởng nhóm công việc:
Prof. Martin Rusnák
Faculty of Health Care and Social Work, Trnava University
Email: rusnakm@truni.sk